2,290,000 đ 3,290,000 đ
421 Lý Thái Tổ, Ấp Bến Sắn, Xã Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai (Hết hàng)
Số 622L Lê Duẩn, Khu Cầu Xéo, Chợ Mới Long Thành, Đồng Nai (Hết hàng)
430, Đường 30/4, Phường Rạch Dừa, TP Vũng Tàu (Hết hàng)
330c, Đường Lê Duẫn, Khu Văn Hải, TT Long Thành, Đồng Nai (Hết hàng)
Ngã 3 Mỹ Xuân, Khu Phố Thị Vải, Phường Mỹ Xuân, TX. Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Hết hàng)
602, Phùng Hưng, P. Tam Phước, TP. Biên Hoà, Đồng Nai Còn hàng
824, Đường Hùng Vương, Ấp 2, Xã Long Thọ, Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai (Hết hàng)
Khu Phố Phước Kiểng, TT Hiệp Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai (Hết hàng)
Chợ Đại Phước, Tổ 45, Ấp Phước Lý, xã Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai (Hết hàng)
MIỄN PHÍ CHARGE THẺ
Redmi 12C thực sự là một mẫu máy giá rẻ sở hữu khả năng chụp ảnh đầy ấn tượng khi được trang bị bộ thông số máy ảnh tốt trong phân khúc giá. Máy được trang bị camera kép trong đó camera chính có độ phân giải tới 50 MP cùng với công nghệ ghép pixel 4 trong 1, điều này giúp tăng cường độ chi tiết làm cho bức ảnh trở nên chất lượng và đẹp mắt hơn.
Đối với môi trường có đầy đủ ánh sáng, Redmi 12C có thể chụp được các bức ảnh một cách rõ ràng với độ chi tiết cao, màu sắc tươi mà không hề bị bệt. Ảnh khi phóng lớn khoảng 30% cũng ít bị vỡ, vì thế người dùng có thể crop ảnh lại mà không phải lo ngại đến việc chất lượng ảnh giảm đi nhiều.
Còn ở môi trường sử dụng ánh sáng chủ yếu từ đèn và cường độ không quá lớn, lúc này thế mạnh của camera khẩu độ lớn f/1.8 trên Redmi 12C cũng đã được phát huy, vì thế ảnh chụp trong điều kiện này vẫn mang lại bức ảnh có độ chi tiết cao, đủ sáng để mình có thể nhìn rõ hầu hết mọi chi tiết.
Với một chiếc máy giá rẻ nhưng có thể làm tốt được điều này, quả thực là một điểm cộng rất lớn khi so với nhiều đối thủ khác trên thị trường.
Ngoài các chế độ chụp cơ bản ra thì máy còn được trang bị thêm nhiều tính năng chụp thú vị khác như: Siêu độ phân giải, HDR, ban đêm, xóa phông,...
Chiếc điện thoại Android này được trang bị con chip MediaTek Helio G85 8 nhân với mức xung nhịp tối đa có thể đạt được là 2.0 GHz. Tính tại thời điểm ra mắt thì đây được xem là một con chip tốt, khi trong cùng phân khúc thì những đối thủ vẫn còn sử dụng Helio G35 hay những mẫu chip từ Unisoc.
Qua các bài test hiệu năng trên những phần mềm đo điểm số mà mình có thực hiện, Redmi 12C cho ra kết quả khá tốt khi đạt được 404 điểm đơn nhân, 1207 điểm đa nhân trên Geekbench 6 và 8527 điểm trên PCMark.
Với mức điểm cao như vậy, Helio G85 thậm chí còn có thể cạnh tranh được với những mẫu chip tầm trung như Dimensity 1080 khi chênh lệch về điểm số là không quá đáng kể.
Để kiểm chứng kỹ hơn về hiệu năng thì mình cũng đã sử dụng Redmi 12C để chơi một vài tựa game phổ biến như Liên Quân Mobile và PUBG Mobile, kết quả mà mình nhận được thực sự rất ấn tượng.
Mặc dù ở mức đồ họa cao trên Liên Quân Mobile thế nhưng máy vẫn có thể xử lý tốt khi cho ra tốc độ khung hình lớn, được duy trì ổn định loanh quanh 60 FPS và không có quá nhiều hiện tượng drop quá sâu gây ra giật lag. Vì vậy trải nghiệm của mình trên tựa game này là cực kỳ thoải mái và dễ chịu.
Còn ở PUBG Mobile thì mình cài đặt ở mức đồ họa mượt và tốc độ khung hình cực cao, mình nhận thấy lúc này máy vẫn khá ổn định, tốc độ khung hình thì loanh quanh 40 FPS. Nhìn chung thì đây vẫn là kết quả tốt và đáng chú ý trên một chiếc máy có giá thành rẻ.
Redmi 12C là một chiếc điện thoại RAM 4 GB nên về phần đa nhiệm thì máy xử lý chưa thực sự ổn, vẫn có xuất hiện tình khựng nhẹ khi chạy nền khoảng 7 - 8 ứng dụng.
Mình có bật Liên Quân Mobile lên và sau đó chuyển sang Messenger để nhắn tin khoảng 3 phút sau đó quay lại, lúc này điện thoại đã tự động khởi chạy lại trò chơi, tạo ra sự gián đoạn khiến trải nghiệm của mình chưa được liền mạch cho lắm.
Redmi 12C được trang bị một màn hình có kích thước lên đến 6.71 inch, điều này đem đến một vùng hiển thị cực lớn giúp các tác vụ xem phim hay chơi game trở nên đã mắt hơn.
Còn về những công nghệ khác thì Redmi 12C vẫn tương đồng so với mặt bằng chung các đối thủ như: Tấm nền IPS LCD, độ phân giải HD+ (720 x 1650 Pixels) và độ sáng 500 nits.
Vì thế mà hình ảnh khi hiển thị trên Redmi 12C sẽ có độ chi tiết tốt, nội dung không bị răng cưa hay ít bị lộ điểm ảnh khi nhìn ở một khoảng cách thông thường. Màu sắc mà màn hình hiển thị cũng không quá xuất sắc khi nó mang đến cảm giác tươi tắn ở mức khá, nội dung không hề bị bệt hay ám màu giúp mình xem phim cũng rất dễ chịu.
Còn về độ sáng trên màn hình thì mình nhận thấy 500 nits cũng chỉ là mức cơ bản, vì thế khi sử dụng điện thoại ở ngoài trời hoặc nơi có cường độ ánh sáng lớn sẽ cảm thấy chưa được dễ chịu cho lắm, vẫn cần phải dùng tay che chắn để có thể nhìn thấy rõ nội dung.
Redmi 12C sử dụng ngôn ngữ thiết kế nguyên khối với mặt lưng và bộ khung hoàn thiện chủ yếu từ nhựa, điều này giúp khối lượng của máy được tối ưu mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn khi cầm trên tay, lúc chơi game hay xem phim trong thời gian dài cũng ít khi bị mỏi.
Điện thoại nổi bật với mặt lưng nhám đặc biệt, được làm với vô vàn đường sọc nổi chạy xéo trên thân máy, điều này giúp tăng thêm phần độc đáo cho thiết kế khi mang lại hiệu ứng thị giác khá thích mắt và đầy thú vị.
Ngoài ra cách làm này còn mang đến cảm giác cầm nắm chắc tay hơn nhờ tăng khả năng ma sát, hiện tượng bám dấu vân tay hay mồ hôi cũng được hạn chế rất nhiều so với mặt lưng nhẵn bóng thông thường.
Ở chiếc máy này, Xiaomi vẫn trang bị cảm biến vân tay ở phần mặt lưng tương tự như thế hệ trước đó là Redmi 10C. Tuy nhiên, với vị trí đặt khá cao khi tích hợp chung với cụm camera, khi thực hiện mở khóa chúng ta sẽ phải với tay mới có thể chạm vào cảm biến, cảm giác chưa được tiện cho lắm.
Bù lại thì tốc độ nhận diện và mở khóa là cực nhanh, mình cảm giác như nó không có độ trễ khi vừa chạm là gần như ngay lập tức Redmi 12C sẽ nhận diện được vân tay. Và để máy có thể nhận diện chính xác và nhanh chóng nhất có thể, người cùng cũng nên lưu ý hạn chế để cảm biến bị bám bẩn hay dính nước.
Còn về phần màn hình của điện thoại, Redmi 12C sử dụng lối thiết kế đặc trưng của dòng giá rẻ với màn hình giọt nước cùng viền tương đối dày xung quanh. Nhìn tổng quan cũng khá cân đối và với mức giá bán thấp như vậy thì đây là điều chấp nhận được.
Cung cấp năng lượng cho điện thoại là một viên pin có dung lượng lớn lên đến 5000 mAh, theo như thời gian sử dụng thực tế mà mình có test qua thì Redmi 12C có thể đáp ứng 8 tiếng 23 phút cho quá trình sử dụng liên tục.
Bài test được mình thực hiện khi máy có khoảng 100% pin, độ sáng màn hình và mức loa ở trung bình và máy luôn được kết nối internet bằng wifi.
Với việc trang bị viên pin lớn nên thời gian sạc đầy cho điện thoại cũng khá lâu, vì chỉ được hỗ trợ sạc tối đa là 10 W nên phải mất khoảng 2 tiếng 30 phút mới có thể nạp đầy lại.
Tổng kết lại, Redmi 12C là một chiếc máy giá rẻ nổi bật với khả năng chụp ảnh tốt, hiệu năng ổn định trong phân khúc cùng viên pin 5000 mAh đáp ứng tốt cho cả ngày dài sử dụng, với những nhu cầu giải trí cơ bản như xem phim, nghe tin tức hàng ngày,... của người dùng.
Màn hình
Công nghệ màn hình:
Màn hình rộng:
Mặt kính cảm ứng:
Camera sau
Quay phim:
Đèn Flash:
Tính năng:
HDR
Siêu độ phân giải
Google Lens
Trôi nhanh thời gian (Time Lapse)
Ban đêm (Night Mode)
Xóa phông
Camera trước
Tính năng:
Làm đẹp
HDR
Quay video Full HD
Quay video HD
Xóa phông
Hệ điều hành & CPU
Chip xử lý (CPU):
Chip đồ họa (GPU):
Bộ nhớ & Lưu trữ
Dung lượng lưu trữ:
Dung lượng còn lại (khả dụng) khoảng:
Thẻ nhớ:
Danh bạ:
Kết nối
Mạng di động:
SIM:
Dual-band (2.4 GHz/5 GHz)
Wi-Fi Direct
Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac
GLONASS
GPS
GALILEO
BEIDOU
LE
v5.1
A2DP
Cổng kết nối/sạc:
Jack tai nghe:
Pin & Sạc
Dung lượng pin:
Loại pin:
Hỗ trợ sạc tối đa:
Sạc kèm theo máy:
Tiện ích
Bảo mật nâng cao:
Tính năng đặc biệt:
Chạm 2 lần tắt/sáng màn hình
Thu nhỏ màn hình sử dụng một tay
Chặn cuộc gọi
Chặn tin nhắn
Trợ lý ảo Google Assistant
Ghi âm:
Radio:
Xem phim:
Nghe nhạc:
Thông tin chung
Thiết kế:
Chất liệu:
Kích thước, khối lượng:
Thời điểm ra mắt:
Đang cập nhật...
Redmi 12C thực sự là một mẫu máy giá rẻ sở hữu khả năng chụp ảnh đầy ấn tượng khi được trang bị bộ thông số máy ảnh tốt trong phân khúc giá. Máy được trang bị camera kép trong đó camera chính có độ phân giải tới 50 MP cùng với công nghệ ghép pixel 4 trong 1, điều này giúp tăng cường độ chi tiết làm cho bức ảnh trở nên chất lượng và đẹp mắt hơn.
Đối với môi trường có đầy đủ ánh sáng, Redmi 12C có thể chụp được các bức ảnh một cách rõ ràng với độ chi tiết cao, màu sắc tươi mà không hề bị bệt. Ảnh khi phóng lớn khoảng 30% cũng ít bị vỡ, vì thế người dùng có thể crop ảnh lại mà không phải lo ngại đến việc chất lượng ảnh giảm đi nhiều.
Còn ở môi trường sử dụng ánh sáng chủ yếu từ đèn và cường độ không quá lớn, lúc này thế mạnh của camera khẩu độ lớn f/1.8 trên Redmi 12C cũng đã được phát huy, vì thế ảnh chụp trong điều kiện này vẫn mang lại bức ảnh có độ chi tiết cao, đủ sáng để mình có thể nhìn rõ hầu hết mọi chi tiết.
Với một chiếc máy giá rẻ nhưng có thể làm tốt được điều này, quả thực là một điểm cộng rất lớn khi so với nhiều đối thủ khác trên thị trường.
Ngoài các chế độ chụp cơ bản ra thì máy còn được trang bị thêm nhiều tính năng chụp thú vị khác như: Siêu độ phân giải, HDR, ban đêm, xóa phông,...
Chiếc điện thoại Android này được trang bị con chip MediaTek Helio G85 8 nhân với mức xung nhịp tối đa có thể đạt được là 2.0 GHz. Tính tại thời điểm ra mắt thì đây được xem là một con chip tốt, khi trong cùng phân khúc thì những đối thủ vẫn còn sử dụng Helio G35 hay những mẫu chip từ Unisoc.
Qua các bài test hiệu năng trên những phần mềm đo điểm số mà mình có thực hiện, Redmi 12C cho ra kết quả khá tốt khi đạt được 404 điểm đơn nhân, 1207 điểm đa nhân trên Geekbench 6 và 8527 điểm trên PCMark.
Với mức điểm cao như vậy, Helio G85 thậm chí còn có thể cạnh tranh được với những mẫu chip tầm trung như Dimensity 1080 khi chênh lệch về điểm số là không quá đáng kể.
Để kiểm chứng kỹ hơn về hiệu năng thì mình cũng đã sử dụng Redmi 12C để chơi một vài tựa game phổ biến như Liên Quân Mobile và PUBG Mobile, kết quả mà mình nhận được thực sự rất ấn tượng.
Mặc dù ở mức đồ họa cao trên Liên Quân Mobile thế nhưng máy vẫn có thể xử lý tốt khi cho ra tốc độ khung hình lớn, được duy trì ổn định loanh quanh 60 FPS và không có quá nhiều hiện tượng drop quá sâu gây ra giật lag. Vì vậy trải nghiệm của mình trên tựa game này là cực kỳ thoải mái và dễ chịu.
Còn ở PUBG Mobile thì mình cài đặt ở mức đồ họa mượt và tốc độ khung hình cực cao, mình nhận thấy lúc này máy vẫn khá ổn định, tốc độ khung hình thì loanh quanh 40 FPS. Nhìn chung thì đây vẫn là kết quả tốt và đáng chú ý trên một chiếc máy có giá thành rẻ.
Redmi 12C là một chiếc điện thoại RAM 4 GB nên về phần đa nhiệm thì máy xử lý chưa thực sự ổn, vẫn có xuất hiện tình khựng nhẹ khi chạy nền khoảng 7 - 8 ứng dụng.
Mình có bật Liên Quân Mobile lên và sau đó chuyển sang Messenger để nhắn tin khoảng 3 phút sau đó quay lại, lúc này điện thoại đã tự động khởi chạy lại trò chơi, tạo ra sự gián đoạn khiến trải nghiệm của mình chưa được liền mạch cho lắm.
Redmi 12C được trang bị một màn hình có kích thước lên đến 6.71 inch, điều này đem đến một vùng hiển thị cực lớn giúp các tác vụ xem phim hay chơi game trở nên đã mắt hơn.
Còn về những công nghệ khác thì Redmi 12C vẫn tương đồng so với mặt bằng chung các đối thủ như: Tấm nền IPS LCD, độ phân giải HD+ (720 x 1650 Pixels) và độ sáng 500 nits.
Vì thế mà hình ảnh khi hiển thị trên Redmi 12C sẽ có độ chi tiết tốt, nội dung không bị răng cưa hay ít bị lộ điểm ảnh khi nhìn ở một khoảng cách thông thường. Màu sắc mà màn hình hiển thị cũng không quá xuất sắc khi nó mang đến cảm giác tươi tắn ở mức khá, nội dung không hề bị bệt hay ám màu giúp mình xem phim cũng rất dễ chịu.
Còn về độ sáng trên màn hình thì mình nhận thấy 500 nits cũng chỉ là mức cơ bản, vì thế khi sử dụng điện thoại ở ngoài trời hoặc nơi có cường độ ánh sáng lớn sẽ cảm thấy chưa được dễ chịu cho lắm, vẫn cần phải dùng tay che chắn để có thể nhìn thấy rõ nội dung.
Redmi 12C sử dụng ngôn ngữ thiết kế nguyên khối với mặt lưng và bộ khung hoàn thiện chủ yếu từ nhựa, điều này giúp khối lượng của máy được tối ưu mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn khi cầm trên tay, lúc chơi game hay xem phim trong thời gian dài cũng ít khi bị mỏi.
Điện thoại nổi bật với mặt lưng nhám đặc biệt, được làm với vô vàn đường sọc nổi chạy xéo trên thân máy, điều này giúp tăng thêm phần độc đáo cho thiết kế khi mang lại hiệu ứng thị giác khá thích mắt và đầy thú vị.
Ngoài ra cách làm này còn mang đến cảm giác cầm nắm chắc tay hơn nhờ tăng khả năng ma sát, hiện tượng bám dấu vân tay hay mồ hôi cũng được hạn chế rất nhiều so với mặt lưng nhẵn bóng thông thường.
Ở chiếc máy này, Xiaomi vẫn trang bị cảm biến vân tay ở phần mặt lưng tương tự như thế hệ trước đó là Redmi 10C. Tuy nhiên, với vị trí đặt khá cao khi tích hợp chung với cụm camera, khi thực hiện mở khóa chúng ta sẽ phải với tay mới có thể chạm vào cảm biến, cảm giác chưa được tiện cho lắm.
Bù lại thì tốc độ nhận diện và mở khóa là cực nhanh, mình cảm giác như nó không có độ trễ khi vừa chạm là gần như ngay lập tức Redmi 12C sẽ nhận diện được vân tay. Và để máy có thể nhận diện chính xác và nhanh chóng nhất có thể, người cùng cũng nên lưu ý hạn chế để cảm biến bị bám bẩn hay dính nước.
Còn về phần màn hình của điện thoại, Redmi 12C sử dụng lối thiết kế đặc trưng của dòng giá rẻ với màn hình giọt nước cùng viền tương đối dày xung quanh. Nhìn tổng quan cũng khá cân đối và với mức giá bán thấp như vậy thì đây là điều chấp nhận được.
Cung cấp năng lượng cho điện thoại là một viên pin có dung lượng lớn lên đến 5000 mAh, theo như thời gian sử dụng thực tế mà mình có test qua thì Redmi 12C có thể đáp ứng 8 tiếng 23 phút cho quá trình sử dụng liên tục.
Bài test được mình thực hiện khi máy có khoảng 100% pin, độ sáng màn hình và mức loa ở trung bình và máy luôn được kết nối internet bằng wifi.
Với việc trang bị viên pin lớn nên thời gian sạc đầy cho điện thoại cũng khá lâu, vì chỉ được hỗ trợ sạc tối đa là 10 W nên phải mất khoảng 2 tiếng 30 phút mới có thể nạp đầy lại.
Tổng kết lại, Redmi 12C là một chiếc máy giá rẻ nổi bật với khả năng chụp ảnh tốt, hiệu năng ổn định trong phân khúc cùng viên pin 5000 mAh đáp ứng tốt cho cả ngày dài sử dụng, với những nhu cầu giải trí cơ bản như xem phim, nghe tin tức hàng ngày,... của người dùng.
Mời bình luận và đặt câu hỏi
Về "Xiaomi Redmi 12C"