0

Hé lộ những bí mật trong việc kiểm tra và chọn mua Apple Watch Series 4 cũ mà bạn không hề hay biết

  • Cập nhật : 07-10-2020 10:45:14
  • Đã xem: 317

Đối với những tín đồ yêu công nghệ thì việc thường xuyên update cũng như chọn mua sản phẩm, đồ dùng mà mình yêu thích là điều tất yếu. Tuy nhiên nếu như bạn không có điều kiện thì liệu rằng bạn có thể "đâm lao" theo không? Nếu như bạn vẫn suy nghĩ rằng: "Có nên mua Apple Watch Series 4 cũ không hay phải hoàn toàn mua new?", đừng lo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những công dụng xuất sắc của Apple Watch Series 4 và cách kiểm tra sao cho đúng và chuẩn nhé!

Giới thiệu tổng quan về Apple Watch Series 4: 

Hé lộ những bí mật trong việc kiểm tra và chọn mua Apple Watch Series 4 cũ mà bạn không hề hay biết

Dưới đây là một số tính năng cũng như điểm xuất sắc cơ bản nhất của Apple Watch Series 4 hiện tại: 

Thiết kế thân thiện nhất.

Màn hình hiển thị tốt nhất.

Hiển thị thông báo và tương tác với thông báo từ iPhone tốt nhất.

Hỗ trợ tập luyện thể thao đơn giản nhất.

Hỗ trợ các tính năng về sức khoẻ nhiều nhất.

Có tính cá nhân hoá cao nhất (2 kích cỡ mặt, 3 màu sắc trên 2 chất liệu chế tác thân vỏ, 32 dây đeo phổ thông, 13 dây đeo cao cấp từ hãng thời trang Hermes danh tiếng).

Cụ thể những điểm nổi bật nhất của chiếc Apple Watch Series 4

Mẫu thiết kế ấn tượng nhất:

Hé lộ những bí mật trong việc kiểm tra và chọn mua Apple Watch Series 4 cũ mà bạn không hề hay biết

Kích thước tương đương với Apple Watch Series 3 nhưng màn hình lại lớn hơn 0.2 inch nhờ việc làm viền màn hình mỏng hơn khá nhiều. Cụ thể thế hệ trước có hai kích thước 38 và 42mm còn Series 4 là 40 và 44mm. Mặc dù chưa gọi là tràn viền nhưng việc Apple vuốt cong các cạnh của mặt kính đồng hồ cho cảm giác bắt mắt hơn rất nhiều. Chất lượng hiển thị của màn hình cũng tốt hơn với màu sắc rực rỡ, màu đen sâu, độ sáng lên đến 1000 nit và dùng tấm nền OLED nên có thể thoải mái sử dụng ngoài trời.

Apple Watch Series 4 cũng mỏng hơn một chút so với Series 3 (10.7 mm so với 11.4) mm. Mặc dù thay đổi này không nhiều nhưng với những người có cổ tay nhỏ có thể sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Ngoài kích thước màn hình, một điểm tinh tế khác trên Series 4 là mặt lưng của Apple Watch phiên bản tiêu chuẩn cũng đã được dùng làm bằng gốm thay vì kim loại như trước đây và sẽ khả năng nhận diện tín hiệu không dây tốt hơn. Nếu bạn có biết qua Apple Watch Series 3 phân biệt giữa LTE và không có bằng “hạt đậu đỏ” trên núm Digital Crown thì Watch 4 cách phân biệt này có khác đi tí, phiên bản LTE sẽ là một vòng tròn như chiếc nhẫn xoay quay núm Digital Crown, bản chỉ GPS sẽ là vòng tròn đen. Thực sự vòng tròn đỏ trên Series 4 tinh tế và đẹp hơn so với Series 3, mình đoán nhiều người Việt Nam sẽ vẫn lựa chọn bản LTE vì thiết kế này và hiện tại ở Việt Nam các nhà mạng đã hỗ trợ eSim để dùng LTE.

Xem thêm: Có nên chọn mua Apple Watch Series 3 thay vì Apple Watch Series 4?

Tính năng chăm sóc sức khỏe chuyên biệt:

Apple Watch series 4 được trang bị hàng loạt phần cứng mới nhằm phục vụ cho những tính năng chăm sóc sức khoẻ. Apple dường như đã tái xác định lại nhiệm vụ của Watch. Nó giờ đây không đơn thuần chỉ là thiết bị tương tác thông báo giữa iPhone với người dùng mà còn là thiết bị hỗ trợ luyện tập thể thao, cảnh báo tai nạn và chuẩn đoán bệnh tật

Hé lộ những bí mật trong việc kiểm tra và chọn mua Apple Watch Series 4 cũ mà bạn không hề hay biết

Tính năng đo điện tâm đồ ECG (hay EKG)

Apple đã trang bị cho series 4 một hệ thống đo ECG gồm hai điện cực: một nằm ở mặt lưng của đồng hồ và một nằm trên nút Digital Crown.

Đáng tiếc là tính năng này chỉ sẽ sẵn sàng cho người dùng tại Mỹ vào cuối năm nay. Chưa có thông tin của các quốc gia khác. Tụi mình hy vọng dùng tài khoản Apple tại Mỹ có thể tải và sử dụng được ứng dụng này (tải thì chắc sẽ được nhưng sử dụng mình sợ sẽ bị khoá chức năng theo vị trí địa lý). Tụi mình sẽ cập nhật cho các bạn ngay khi ứng dụng này sẵn sàng.

Tính năng phát hiện té ngã (Fall detection):

Trên series 4, Apple đã cải tiến và nâng cấp cụm Gia tốc tế (Accelerometer) và Con xoay hồi chuyển (Gyroscope) giúp nó nhanh và nhạy hơn 8 lần. Nâng cấp của 2 cảm biến này đóng vai trò chính trong tính năng phát hiện té ngã mà theo Apple là một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương hàng đầu trên thế giới.

Bằng việc phân tích quỹ đạo của tay và sự thay đổi đột ngột về cao độ của người dùng series 4 sẽ phát hiện ra việc người dùng bị té ngã. Apple chia ra ba loại té ngã khác nhau: Rơi (mình đoán cái này kiểu như lọt hố hay té giếng gì đó), Vấp và Trượt.

Khi phát hiện ra bạn bị té ngã, series 4 sẽ rung lên đồng thời phát ra âm thanh cảnh báo để lôi kéo sự chú ý của những người xung quanh. Một màn hình sẽ xuất hiện hỏi bạn có ngã hay không với 3 sự lựa chọn phản hồi:

Gọi ngay cho số điện thoại khẩn cấp (được thiết lập sẵn trước đó)

Tôi té nhưng tôi ổn

Tôi không té

Nếu series 4 nhận ra bạn vẫn còn cử động (té chưa chưa bất tỉnh) nó sẽ tiếp tục phát ra âm thanh cảnh báo và chờ tới khi bạn phản hồi lại. Trường hợp bạn bất động trong ít nhất 60 giây thì series 4 sẽ đếm ngược 15 giây trước khi gọi cứu thương và gửi vị trí của bạn cho số điện thoại khẩn cấp được bạn thiết lập. Trong lúc này thì âm thanh phát ra từ đồng hồ sẽ ngày càng to nhằm kêu gọi bất kỳ sự chú ý nào xung quanh.

Thực tế tụi mình đã cố gắng trong việc đánh lừa Apple Watch series 4 rằng mình đã bị té ngã bằng nhiều cách khác nhau như: té lên nệm, vấp xuống nệm, trượt ngã ngửa xuống hồ nước… nhưng đều không thể đánh lừa được nó.

Xem thêm: Đánh giá về Apple Watch Series 5 - Những điểm nổi bật xuất sắc của giới yêu công nghệ

Những tính năng thể thao liên tục được cập nhật và cải tiến:

Cùng với những nâng cấp phần cứng mạnh mẽ, watch OS 5 đã giúp Apple Watch series 4 trở thành một thiết bị tập luyện thể thao hiệu quả. Các cảm biến trên series 4 làm việc rất nhạy trong việc phát hiện bạn bắt đầu/kết thúc quá trình chơi thể thao và đáng kinh ngạc hơn nữa là nó biết bạn chơi môn gì luôn.

Bơi tầm 100 mét hoặc 3 phút thì đồng hồ sẽ rung và một màn hình hỏi sẽ xuất hiện

Dừng lại quá lâu không làm gì thì series 4 cũng sẽ hỏi có phải bạn đã kết thúc luyện tập không?

WatchOS 5 cũng bổ sung 3 tính năng mới về chạy bộ cho Apple Watch đó là theo dõi Tốc độ trung bình; Tốc độ hiện thời và Nhịp chân chạy.

Có hay không nên chọn mua Apple Watch Series 4 cũ? 

Hé lộ những bí mật trong việc kiểm tra và chọn mua Apple Watch Series 4 cũ mà bạn không hề hay biết

Hiện nay thị trường smartwatch cũ và đặc biệt là Apple Watch cũ ngày càng mở rộng, do nhu cầu của người dùng ngày càng tăng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm cũ của dòng smartwatch này, kể cả các dòng mới nhất như Apple Watch series 5 cũ. Tuy nhiên trước khi lựa chọn, rất nhiều người vẫn còn phân vân có nên chọn mua cũ hay không. Trước khi giải đáp câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu một số những ưu điểm cũng như nhược điểm của Apple Watch cũ nhé!

Ưu điểm:

Giá rẻ: Đa số người chọn mua Apple Watch cũ hiện nay lý do chính là vì giá thành rẻ hơn rất nhiều. Kể cả những mẫu Apple Watch new 99%, 98% chất lượng như mới thì bạn cũng tiết kiệm được kha khá ngân sách so với mua mới.

Nhiều lựa chọn: các sản phẩm của Apple có đặc điểm chung là được cập nhật mới liên tục, và khi đã ra phiên bản mới thì các thế hệ cũ sẽ ngừng sản xuất. Chính vì thế những người yêu thích thiết kế, tính năng của đời cũ sẽ không thể tìm thấy sản phẩm mới để mua. Ngược lại, trên thị trường cũ bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc Apple Watch Series 3 cũ trở về trước.

Nhược điểm:

Khó đảm bảo chất lượng: đây là vấn đề chung ở tất cả các sản phẩm đồ điện tử cũ. Cùng với sự đa dạng và phức tạp của thị trường thì người dùng rất khó để chọn được một sản phẩm chất lượng. Đặc biệt là khi hình thức lừa đảo của một số cá nhân, đơn vị mua bán ngày càng tinh vi. Chính vì vậy khi mua cũ, người mua cần đảm bảo chọn địa chỉ cung cấp uy tín và trang bị đủ các kiến thức cần thiết để kiểm tra Apple Watch cũ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm cũ sau khi đã sử dụng một thời gian thì sẽ nhanh xuống cấp hơn, chất lượng không còn như mới. Hơn nữa, thời hạn bảo hành ngắn hoặc thậm chí là không có bảo hành.

Mách bạn cách kiểm tra Apple Watch Series 4 cũ chuẩn xác mà bạn cần biết!

Nếu như các bạn đang muốn mua một chiếc đồng hồ thông minh đã qua sử dụng của Apple thì đừng bỏ qua những hướng dẫn kiếm tra Apple Watch cũ dưới đây nhé. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó. Một số lưu ý bạn cũng nên biết như việc Apple Watch bị treo táo, phải test cẩn thận máy để biết thiết bị hoạt động ổn định hay không nữa nhé.

Hé lộ những bí mật trong việc kiểm tra và chọn mua Apple Watch Series 4 cũ mà bạn không hề hay biết

Kiểm tra hình thức của sản phẩm

Hình thức của một chiếc Apple Watch cũ rất quan trọng, nếu như nó đã bị rơi, va đập nhiều lần thì chắc chắn vỏ máy cũng có nhiều xây xước. Chỉ nhìn hình thức thôi bạn cũng biết được người dùng trước đây có biết cách bảo vệ sản phẩm hay không. Tốt nhất không nên mua đồng hồ đạ bị trầy xước quá nhiều, nó vừa mất tính thẩm mỹ lại vừa có nguy cơ hư hỏng linh kiện bên trong.

Chú ý tới dây đeo tay

Đối với một chiếc Apple Watch thì mặt đồng hồ là quan trọng nhất nhưng dây đeo tay cũng không hề thua kém đâu nhé. Tuy rằng bạn có thể mua dây đeo thay thế cho Apple Watch cực kì dễ dàng, nhưng nếu đã mua sản phẩm cũ thì bạn vẫn phải chọn lọc cho kỹ. Hướng dẫn mua Apple Watch ngày hôm nay sẽ lưu ý bạ cần kiểm tra kích thước của dây, độ bền và nguyên vẹn của chúng. Nếu như dây đeo đã bị gãy, bị đứt thì không nên mua. Nếu như dây đeo tháo lắp dễ dàng, đeo vào tay có độ chắc chắn và có độ đàn hồi thì sẽ đảm bảo hơn.

Xem thêm: Lưu ý khi mua dây đeo Apple Watch chính hãng

Kiểm tra cảm ứng của đồng hồ

Bạn cần thật cẩn trọng khi kiểm tra mặt cảm ứng trên đồng hồ Apple Watch cũ. Chỉ cần một điểm chết trên màn cảm ứng thôi cũng làm mất đi chức năng của chúng. Bạn sẽ không thể nào sử dụng một cách bình thường được.

Dùng tay nhấn và đồng thời giữ ở một icon xuất hiện trên màn hình sau đó di chuyển chúng. Bạn nên di chuyển khắp các vị trí để kiểm tra. Nếu như hoạt động này diễn ra mượt mà thì màn hình tốt. Còn nếu như icon đó bị dừng lại khi bạn đang di chuyển thì đó là điểm chết của màn cảm ứng.

Kiểm tra âm thanh của Apple Watch cũ

Việc kiểm tra âm thanh của một chiếc đồng hồ thông minh cũ rất quan trọng. Nếu bạn bỏ qua thao tác này thì đôi khi mua máy về không thể nghe, gọi được đâu nhé. Đặc biệt là với dòng máy Music thì càng cần cẩn trọng. Bạn vào Setting › Sounds and Haptics, sau đó nhấn vào màn hình. Bạn lắng nghe có tiếng “tạch, tạch” và rung hơi nhẹ phát ra nghĩa là âm thanh của thiết bị bình thường.

Kiểm tra kết nối với iPhone

Nếu bạn chưa biết cách kết nối Apple Watch với iPhone có thể xem bài viết Hướng dẫn ghép đôi Apple Watch với iPhone nhé.

Apple Watch không có sim thì cần phải kết nối với iPhone mới có thể nghe, gọi, nhắn tin và thực hiện một số tính năng khác. Do đó bạn cần test cả khả năng kết nối khi mua máy cũ. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần kết nối thiết bị cùng iPhone của mình xem nó có được hay không, đồng thời thử các chức năng trên máy. Nếu mọi thứ không có gì khó khăn thì chiếc đồng hồ đó hoàn toàn bình thường.

Sau khi kết nối với iPhone xong bạn nên kiểm tra xem tính năng nghe gọi xem liệu Apple Watch không nghe gọi được hay có lỗi gì về nghe gọi không để tránh các lỗi cơ bản đáng tiếc.

Trên đây là một số hướng dẫn về kinh nghiệm lựa chọn Apple Watch Series 4 cũ giúp bạn có thể chọn mua sản phẩm công nghệ tốt nhất cho mình. Nếu như cần hỗ trợ thêm thông tin nào hay chọn mua sản phẩm Apple Watch, hãy liên hệ với Lê Trịnh Store để được tư vấn thêm nhé!